Mất ngủ có hại đến sức khỏe như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người bị mất ngủ hoặc phải rất khuya mới chợp mắt được. Mà ở bất kể độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng mất ngủ này. Đây là một tình trạng đáng báo động vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta một cách nghiêm trọng. Bài viết này sẽ là tổng hợp những ảnh hưởng tiêu cực của việc mất ngủ đối với sức khỏe của chúng ta.

Mất ngủ

Mất ngủ  (insomnia) hay khó ngủ  (sleeping difficulties) là tình trạng bạn cảm thấy rất khó ngủ, ngủ giấc ngắn, thường xuyên tỉnh dậy trong giấc ngủ. Khi bạn tỉnh dậy thì khó có thể ngủ tiếp được và làm cơ thể bạn rất mệt mỏi.

Thời gian
Hiện tượng mất ngủ, khó ngủ

Xem thêm: Các cách trị mất ngủ vào ban đêm

Tuổi nào thì dễ bị mất ngủ

Nếu như trước kia hầu như chỉ người già mới mắc bệnh mất ngủ thì ngày nay tình trạng mất ngủ xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Những người trẻ gặp áp lực của cuộc sống, của công việc khiến họ dễ bị mất ngủ trầm trọng.

Các loại mất ngủ

  1. Mất ngủ thoáng qua: Thời gian mất ngủ ngắn, thường là dưới một tuần
  2. Mất ngủ ngắn hạn: Thời gian mất ngủ kéo dài hơn, tình trạng này diễn ra trong khoảng từ 1 đến 4 tuần
  3. Mất ngủ dài hạn: Đây là loại mất ngủ nguy hiểm nhất, thường kéo dài trên một tháng.

Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

1.Suy giảm trí nhớ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng giấc ngủ có liên quan mật thiết tới trí nhớ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta thiếu ngủ sẽ sinh ra các protein làm suy giảm trí nhớ. Và thời gian khi không ngủ càng lâu thì protein làm suy giảm trí nhớ càng tích tụ nhiều trong não. Càng nhiều protein beta-amyloid thì càng làm rối loạn giấc ngủ hơn. Đó là con đường nhanh nhất dẫn đến các bệnh về trí nhớ và điển hình nhất là bệnh mất trí nhớ ( Azheimer).

Mất ngủ
Mất ngủ khiến cho trí nhớ giảm sút

2. Tai biến mạch máu não

Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cho bộ não của bạn bị mệt mỏi. Và điều nguy hiểm hơn là bộ não không được cung cấp đủ máu. Điều này khiến cho các mạch máu bị dừng đột ngột, não thiếu oxy và các tế bào não sẽ bị chết chỉ trong vài phút. Điều này thật sự nguy hiểm.

Những người bị thiếu ngủ lâu ngày sẽ làm cho các gốc tự do tách ra. Từ đó làm xơ vữa động mạch hình thành và ngày càng nhiều. Những mảng xơ vữa ấy sẽ gây cản trở máu chảy trong mạch, gây tắc mạch hoặc kết hợp với các yếu tố khác tạo thành những cục máu đông. Điều này khiến cho chúng ta bị đột quỵ.

3. Ung thư

Khi cơ thể thiếu ngủ, các gốc tự do làm hại cơ thể không được đưa ra ngoài. Cứ thế các chất độc hại càng ngày càng tích tụ nhiều hơn trong cơ thể. Tình trạng thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến các gốc tự do bị phá hủy và dần biến chứng nặng hơn thành ung thư. Vậy nên không phải chỉ do đồ ăn hay hóa chất mới khiến ta ung thư mà do ngay cả việc thiếu ngủ .

4.Trầm cảm

Khi bị mất ngủ não bộ của chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Khi đó nếu như ta phải làm việc, phải suy nghĩ nhiều dẫn đến hiện tượng não bị quá tải. Khi đó bản thân ta sẽ rơi vào trạng thái tiêu cực, hay nóng nảy, cáu gắt, suy nghĩ mọi chuyện phức tạp, tiêu cực hơn,… Lâu dần ta không làm chủ được bản thân và rất dễ rơi vào tình trạng bệnh về tâm thần như trầm cảm, tự kỷ. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.

Bệnh tâm thần
Mất ngủ khiến tinh thần ta bị tổn thương nghiêm trọng

5. Bệnh về tim mạch

Có thể sẽ thấy vô lý khi mất ngủ lại gây ảnh hưởng đến tim nhưng sự thật thì lại hoàn toàn là như vậy. Khoa học đã chứng minh rằng khi ta ngủ thì cơ thể ta mới được nghỉ ngơi và đào thải các độc tố. Nhưng khi ta bị không ngủ thì các cơ quan vẫn phải hoạt động và dễ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim.

Mất ngủ
Mất ngủ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể bạn

Trên đây là tổng hợp những tác hại của việc mất ngủ đối với sức khỏe của chúng ta. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân thì trước hết bạn phải có một giấc ngủ khoa học. Hy vọng các bạn biết được những tác hại này để tránh cũng như có những biện pháp thích hợp với giấc ngủ và sức khỏe của mình.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này. Nếu các bạn có thắc mắc hay góp ý gì thì hãy bình luận phía dưới giúp mình nhé!

Nguồn: Ánh Hồng- dongunam.com

Xem thêm: Giấc ngủ với sức khỏe của bạn

Xem thêm: Cách cải thiện giấc ngủ cho người già

Tags: , ,