Đây là 5 Giai đoạn của giấc ngủ mà bạn nên biết

Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống. Nó giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hoocmon, điều tiết cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và làm suy giảm hệ miễn dịch.

 

NHU CẦU VỀ THỜI GIAN NGỦ

Thời lượng giấc ngủ mỗi đêm của mỗi người được khuyến khích là khác nhau. Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ đã đưa ra các khuyến cáo về thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh: trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: cần ngủ 9h/ngày
  • Thanh niên và người trưởng thành: càng ngủ 7-9h/ngày
  • Người già: cần ngủ 7-8h/ ngày
  • Phụ nữ có thai cần ngủ nhiều hơn người bình thường trong 3 tháng đầu mang thai

5 GIAI ĐOẠN CỦA GIẤC NGỦ

  1. Giai đoạn REM: Quá trình mắt chuyển động nhanh

Giai đoạn ngủ REM thường xuất hiện trong khoảng 90p sau khi ngủ, xuất hiện lại  khoảng 90p giữa mỗi giai đoạn. Lúc này nhịp thở của bạn sẽ gấp hơn đồng thời sẽ thở bất thường và không sâu. Các cơ bắp vùng tay, chân sẽ tạm thời bị tê liệt. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện giấc mơ.

  1. Giai đoạn 1: Ngủ nông

Giai đoạn này chiếm gần một nửa thời lượng giấc ngủ của bạn. Trong giai đoạn này, bạn sẽ trong trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, nhịp thở chậm dần, các cơ bắp thả lỏng và thư giãn. Người ngủ dễ bị tỉnh và không ngủ lại được cho đến khi cơ thể quá mệt mỏi mới ngủ thiếp được. Trong giai đoạn này nhiều người thường gặp các cơn co thắt đột ngột hay hiện tượng co giật mạnh.

  1. Giai đoạn 2: Dần chìm vào giấc ngủ

Giai đoạn này kéo dài khoảng 20p. Lúc này người ngủ có ý thức lơ mơ, nhịp thở và nhịp tim trở nên đều đặn đồng thời mắt ngừng chuyển động, sóng não trở nên chậm hơn. Người ngủ vẫn có thể bị đánh thức bởi các âm thanh.

  1. Giai đoạn 3: Ngủ sâu

Đây là giai đoạn phục hồi, khoảng thời gian bạn lấy lại năng lượng, tái tạo lại các tế bào hư tổn sau một ngày dài. Lúc này, người ngủ rất khó tỉnh, phải có âm thanh to hoặc lay động mạnh vào người mới tỉnh. Các sóng não cực chậm ( sóng delta) xuất hiện xen kẽ cùng các sóng nhỏ và nhanh hơn, mắt và tay chân bất động dù có nhấc lên thả xuống vẫn không biết.

  1. Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu

Lúc này, sóng não đồ là sóng delta với biên độ lớn, tần xuất chậm. Các cơ máu sẽ được tăng cường cung cấp máu đồng thời cơ thể sản sinh các hoocmon như hoocmon tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nếu bạn bị mộng du hoặc tiểu dầm thì diễn ra trong thời gian này. Giai đoạn 4 và 3 là giai đoạn ngủ sâu và ngon nhất. Khi tỉnh dậy ở giai đoạn này bạn sẽ bị mất thăng bằng và phương hướng trong một khoảng thời gian ngắn.

 

Nguồn: Đỗ Hường – dongunam.com

Tags: , ,